Hàng hóa Thái Lan len lỏi vào thị trường Việt Nam
Hiện nay trên thị trường
Việt Nam, hàng hóa Thái Lan xuất hiện ở nhiều nơi, từ siêu thị, cửa hàng tiện
ích đến các giá kệ tại các chợ lớn nhỏ tại thị trường Việt, với sự đa dạng về
chủng loại và mẫu mã.
Theo
thông tin có trên trên VnExpress, trong hàng chục quốc gia có mối quan hệ
thương mại với Việt Nam, Thái Lan luôn nằm trong top 10 thị trường lớn nhất.
Hàng hóa nước này chủ yếu tấn công phân khúc khách hàng có thu nhập trung bình
khá, khi giá cả “nhỉnh” hơn hàng trong nước và cao hơn nhiều so với hàng Trung
Quốc. Người Thái cũng không chạy theo những chiêu khuyến mại “sốc” mà thu hút
khách hàng bằng chất lượng.
Trong
những năm qua, hàng “Made in Thailand” ngày càng gia tăng sự hiện diện nhờ vào
những ưu điểm trên.
Thống
kê của Tổng cục Hải quan cho biết, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Thái Lan đã
tăng từ 6,3 tỷ USD năm 2011 lên 8,2 tỷ USD trong năm 2015. Mặc dù, kim ngạch
nhập khẩu của nhiều hàng hóa tiêu dùng từ Thái vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ và thấp hơn
so với Trung Quốc, song mức độ tăng khá mạnh.
Trong
đó, có nhiều mặt hàng tiêu dùng có tốc độ nhập khẩu tăng gấp rưỡi hoặc thậm chí
là gấp đôi ở giai đoạn 2011 – 2015. Đơn cử: nhóm hàng sữa và sản phẩm sữa tăng
từ 41,3 triệu USD lên gần 71 triệu USD; bánh kẹo và ngũ cốc tăng từ 27,6 triệu
USD lên 36,1 triệu USD; sản phẩm chất dẻo (đồ nhựa) tăng từ 147,9 triệu USD lên
186,2 triệu USD; điện và dây cáp điện tăng từ 65,3 triệu USD lên 70,8 triệu
USD.
Đặc biệt, có một số mặt
hàng có tốc độ tăng nhập khẩu “chóng mặt” như rau quả tăng tới 7 lần, từ 31,2
triệu USD lên 206,4 triệu USD; giấy và sản phẩm giấy tăng trên 4 lần (từ 20,9
triệu USD lên 84 triệu USD)…
Thực
tế, với độ phủ của hàng triệu cửa hàng bán sản phẩm Thái Lan trên khắp cả nước,
từ thành thị đến nông thôn, từ kênh truyền thống đến kênh hiện đại, đang chứng
tỏ vị trí của hàng tiêu dùng Thái Lan tại Việt Nam.
Một
trong những nguyên nhân quan trọng khiến sản phẩm Thái Lan ngày càng len lỏi
sâu vào thị trường Việt Nam và đang là đối thủ cạnh tranh đáng gờm với hàng nội
địa, hàng Trung Quốc là mức thuế xuất khẩu hấp dẫn 0% với hơn 95% chủng loại
hàng hóa và sự lưu thông dễ dàng giữa hai nước nhờ quy định miễn thị thực được
áp dụng 15 năm qua, khiến thương nhân hai nước có thể dễ dàng gặp nhau trao
đổi, hợp tác phân phối.
Tìm
ra lợi thế cạnh tranh
Chia
sẻ với VnExpress, ông Vũ Vinh Phú – Chủ tịch Hội siêu thị Hà Nội nhận định với
việc các rào cản thị trường dần bị dỡ bỏ hoàn toàn, chuyện các ông chủ Thái Lan
bành trướng tại Việt Nam là điều dễ hiểu. Ông cũng thừa nhận điểm mạnh của đối
thủ nằm ở chất lượng sản phẩm tốt mà giá thành lại không quá cao, đáp ứng nhu
cầu của người dân ở thành thị đang “hoang mang” bởi các thông tin về độ an toàn
của sản phẩm.
Tuy
nhiên, vị này đặc biệt nhấn mạnh doanh nghiệp trong nước phải nhanh chóng nâng
cao năng lực để đối phó với hàng ngoại, đặc biệt là thực phẩm. “Cuộc chiến khốc
liệt nhất phải là ở lĩnh vực thực phẩm, Việt Nam không thể để kênh này rơi vào
tay nước ngoài, trong đó có người Thái”, ông Phú nhấn mạnh.
Thông
tin trên TTXVN, theo ông Phú cho biết thêm, về nguyên tắc, nhà bán lẻ không
được phép ngăn cản hàng hóa vào hệ thống của mình nếu như không có lý do chính
đáng. Tuy nhiên, không có quy định nào giới hạn mức chiết khấu mà các nhà bán
lẻ đặt ra đối với các nhà cung cấp. Do đó, vấn đề mấu chốt là hàng Việt phải
nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng Thái về giá và chất lượng.
Cùng
với đó, để tránh sự chèn ép của Big C nói riêng và các siêu thị ngoại nói
chung, các DN phải liên kết thay vì mạnh ai nấy thương lượng với nhà bán lẻ,
nâng cao tiếng nói của mình trong khâu đàm phán, thương lượng thông qua hiệp
hội hoặc liên kết để cử ra những chuyên gia đàm phán giỏi nhằm bảo vệ lợi ích.
Mặc dù siêu thị với quyền quyết định lựa chọn sản phẩm, họ có thể đưa ra những
chính sách ưu đãi hơn cho hàng hóa nước mình nhưng có những mặt hàng vẫn có ưu
thế nhất định như: hàng đặc sản, hàng tiêu thụ nhanh, hàng tươi sống… Do đó, dư
địa cho hàng Việt vẫn rất lớn.
Bên
cạnh đó, DN Việt Nam cũng cần tìm đến những kênh phân phối truyền thống như tạp
hóa, chợ… với chi phí quảng bá thấp, quay vòng vốn nhanh thay vì đưa hàng vào
siêu thị và chịu chiết khấu cao. Theo bà Phạm Thị Huân, Giám đốc Công ty TNHH
Ba Huân, để giành thị phần với hàng ngoại, DN nội cần xây dựng thương hiệu
mạnh, xây dựng hệ thống phân phối riêng để có thể trụ vững tại thị trường nội
địa.
Post a Comment